Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những việc làm được ưu tiên hàng đầu nhằm xây dựng lớp học tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, nói đến ứng dụng công nghệ thông tin người ta thường nghĩ ngay đến soạn giảng trên powerpoint và những tiết học trình chiếu trên màn hình TV hoặc sử dụng overhead projector. Những công cụ này nặng về tính trình chiếu, những nội dung bài giảng được soạn sẵn và lập trình để chiếu theo một quy trình nhất định và hiếm khi có những thay đổi theo tình hình lớp học. Nếu muốn thêm nội dung vào bài giảng, giáo viên cần thêm một bảng phụ. Đôi lúc, do những phần lý thuyết, bài tập không liền mạch, phần được viết trên màn hình, phần được thêm trên bảng đen khiến cho học sinh lúng túng trong việc ghi chép dẫn đến học sinh không hiểu được bài.
Bảng tương tác lại là một khái niệm khá mới mẻ với giáo viên và học sinh. Đây là một thiết bị thiên về tính tương tác, có nghĩa là không chỉ giáo viên mà còn học sinh đều có thể tác động vào bài giảng. Nội dung bài học có thể thay đổi tùy ý theo từng đối tượng học sinh. Giáo viên có thể trực tiếp thay đổi chương trình trên bảng mà không cần phải thông qua bảng phụ. Ngoài ra, có những tiết học giáo viên không cần phải soạn bài giảng điện tử ở nhà mà chỉ cần dùng phần mềm sách giáo khoa và trực tiếp phân tích, ghi chú trên đó.
Hệ thống bảng điện tử activeboard bao gồm 1 bảng cảm ứng đơn điểm có thể kết nối với máy tính( bảng này chỉ có thể tác động bằng bút cảm ứng chứ không thể chạm bằng tay như các thiết bị cảm ứng đa điểm như điện thoại , Ipad), bút cảm ứng, một máy chiếu, loa, máy chiếu vật thể dùng để ghi hình, chụp ảnh lớp học và bài tập của học sinh, và các thiết bị phản hồi trắc nghiệm activevote. Do điều kiện đầu tư nên hiện tại trường Trung học phổ thổng Hải Lăng chỉ được trang bị phần bảng, bút, loa và máy chiếu.
Có thể nói, bảng điện tử activeboard là sự kết hợp khá hoàn hảo giữa bảng viết và máy chiếu, khắc phục được những tồn tại của màn hình TV như chữ nhỏ, âm thanh không rõ, bài giảng khuôn mẫu…
Activeinspire là phần mềm cơ bản trên bảng điện tử. Chúng ta có thể sử dụng phần mềm activeinspire để chiếu một nội dung đã soạn sẵn trên activestudio (chương trình soạn giảng dành cho khối Trung học Phổ thông) hoặc viết trực tiếp lên màn hình. Đơn giản hơn, chúng ta có thể chiếu trực tiếp một file powerpoint như cách chúng ta vẫn thường làm khi sử dụng overhead projector, nhưng với hiệu quả cao hơn nhờ màn hình lớn hơn và khả năng phản sáng tốt hơn giúp chữ viết trên bảng vẫn rõ mà không phải tắt điện hay che bớt ánh sáng. Ngoài ra, có thể kết hợp activeinspire với powerpoint để thêm bớt nội dung trên bài giảng điện tử mà không phải dùng bảng phụ, những kiến thức cần thiết có thể được chèn vào đúng vị trí giúp bài giảng linh hoạt mà vẫn đảm bảo tính liền mạch.
Thông qua activeinspire, chỉ cần dùng cách thao tác chạm – kéo thả, chúng ta có thể sao chép và lấy bất ký thông tin, đoạn văn, hình ảnh, video nào từ máy tính, mạng internet để đưa vào bài giảng. Các bước copy và download tốn thời gian và cần nhiều phần mềm hỗ trợ khi sử dụng máy tính thông thường như trước đây đã được giản lược. Nhờ vậy không chỉ việc giảng dạy trên lớp có nhiều chuyển biến mà việc soạn giảng ở nhà cũng trở nên đơn giản hơn nhiều.
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG
1.Thuận lợi
Hiện nay, hầu hết các giáo viên đều có khả năng tin học thành thạo, có thể tiếp cận và sử dụng các chương trình trên bảng điện tử.
Phòng thực hành tiếng Anh được trang bị khá đầy đủ. Các chương trình tương tác trên bảng đều đã được cài đặt sẵn, thuận tiện cho việc sử dụng. Kèm theo bảng điện tử là một máy tính xách tay có tốc độ xử lý cao, cấu hình mạnh, đảm bảo cho việc dạy học không gặp trục trặc về kỹ thuật do virus máy tính hoặc malware gây ra.
Học sinh chưa được tiếp xúc nhiều với công nghệ mới từ bảng điện tử nên các em tỏ ra hứng thú, thích học hỏi và khám phá trên chương trình mới này
2. Khó khăn
Do điều kiện về tài chính, toàn bộ trường có 29 lớp nhưng chỉ có 1 phòng học được trang bị bảng điện tử nên việc dạy học đôi khi gặp khó khăn do chồng chéo lịch giảng dạy của các giáo viên.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất phải kể đến chính là tâm lý e ngại một bộ phận giáo viên. Một số thầy cô cho rằng phần mềm Active isnpire là một phần mềm rất phức tạp nên ngại ứng dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, thời lượng cho các buổi tập huấn soạn giảng trên activinspire không nhiều, do đó các hiệu ứng, chương trình chỉ được dạy lướt qua. Do chỉ có một bảng điện tử nên không phải thầy cô nào cũng có điều kiện thực hành. Thực tế cho thấy, tỉ lệ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chỉ khoảng 20%, trong đó đa số là sử dụng màn hình máy chiếu, còn lại số ít là sử dụng bảng tương tác. Tính từ đầu năm học 2014- 2015, toàn trường chỉ có 25 tiết dạy bảng tương tác, trong đó lại có một vài tiết giáo viên chỉ dùng bảng tương tác như một thiết bị trình chiếu thông thường.
Bảng điện tử là một thiết bị dùng điện nên không thể sử dụng trong khi mất điện hoặc nguồn điện không ổn định. Phòng tiếng Anh nằm tách biệt so với khu vực các phòng học cố định của học sinh, lại không được trang bị bảng phụ nên khi xảy ra sự cố thì cần di chuyển học sinh trong tiết dạy sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời lượng tiết học.
Nhà trường chưa cài đặt hệ thống wifi hoặc đường dây nối mạng internet tại phòng tiếng Anh nên trong quá trình giảng dạy giáo viên không thể tận dụng được nguồn tư liệu trực tuyến phong phú.
Bạn muốn các bài giảng tương thích và mang lại hiệu quả với bảng tương tác thì các bài giảng thiết kế trên phần mềm Activ Inspire là lựa chọn hàng đầu.
hãy truy cập cập vào website baigiangtuongtac.com để tham khảo và tải bài giảng tương tác mới nhất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét